Wibu là gì? Đây là một câu hỏi khá phổ biến khi trên các diễn đàn về truyện tranh hay anime liên tục có những câu hỏi: “Are you Wibu?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của khái niệm này.
Wibu là gì? Hiểu về từ “wibu”
Chúng ta thường thấy những người hễ mở miệng ra là “ở bên Nhật họ văn minh lắm, văn hóa xin lỗi rất là cao”. “Người Nhật họ làm cái gì cũng xếp hàng, chứ không lộn xộn nhốn nháo như Việt Nam mình”. “Nước Việt Nam giàu có tài nguyên, nhưng cuối cùng kinh tế là gì so với Nhật? Thế mới biết văn hóa Nhật Bản “đỉnh” như thế nào”.


Đúng rồi, những câu nhận định bên trên tôi đang đưa ra để các bạn hình dung về một “Wibu chính hiệu” đấy. Wibu không phải đơn thuần chỉ là những người cuồng manga hay anime Nhật, mà nó còn là một tính từ chỉ trạng thái “cuồng Nhật Bản” quá mức.
Hiểu nôm na là như vậy.
Nguồn gốc và những điều thú vị xoay quanh thuật ngữ này
Về nguồn gốc thì wibu là từ phiên âm tiếng Việt của weeaboo. Mà weeaboo lại là từ có tiền thân là từ wapanese. Mà nói nhanh cho vuông, wapanese có nghĩa là “người da trắng muốn trở thành người Nhật”.
Giải thích như vậy là các bạn đã hiểu sơ sơ rồi ha. Người da trắng muốn trở thành người Nhật! Đây là cụm từ khi những người da trắng hình thành những người “cuồng” văn hóa Nhật Bản quá mức. Bất cứ thứ gì thuộc về Nhật Bản đều là nhất. Món ăn Nhật, phụ nữ Nhật, văn hóa Nhật hay lịch sử thích nghi với thiên nhiên khắc nghiệt và tự cường dân tộc của Nhật…tất cả đều là nhất hết!
Trở về Việt Nam, từ weeaboo- vốn là tiếng nóng của người da trắng dùng để chỉ những người da trắng “muốn Nhật hóa”- biến tấu sang một nếp nghĩa khác. Lúc này trở thành một cụm từ ám chỉ những người Việt muốn trở thành người Nhật.
Mà người Việt muốn trở thành người Nhật thì có ai nhiều nhất? Có giới trẻ được tiếp xúc rộng rãi với văn hóa Nhật Bản. Mà giới trẻ tiếp xúc với văn hóa Nhật Bản qua đâu nhiều nhất? Dĩ nhiên không phải qua những bộ phim rồi, giới trẻ Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa Nhật qua những bộ manga hay những bộ anime.
Và thế là, hiểu theo một nghĩa hẹp nào đó, wibu trở thành cụm từ dùng để chỉ những người Việt Nam cuồng anime- manga một cách thái quá.
Như vậy, muốn hiểu wibu là gì, chúng ta cần phải nhìn nhận xuyên suốt quá trình “hình thành và lớn lên” của từ này. Đầu tiên vốn dĩ dùng để chỉ những người da trắng cuồng Nhật Bản, là một từ có ngữ nghĩa rõ ràng, sau đó biến thành “tiếng lóng” weeabo. Về Việt Nam, từ này được tóm gọn lại thành wibu và dùng để chỉ những người cuồng văn hóa Việt, hoặc hiểu theo nghĩa thu hẹp hơn thì là những người trẻ Việt cuồng manga và anime Nhật Bản.
Hành trình hình thành càng nếp nghĩa của một từ thật là thú vị phải không nào?
Bạn có phải là một wibu không, bạn thích Nhật Bản hay Việt Nam?
Trả lời xong câu hỏi wibu là gì, chúng ta đứng trước một câu hỏi rất đáng để suy ngẫm: liệu Nhật Bản có vĩ đại như chúng ta nghĩ. Và nếu được định nghĩa rõ ràng trong đầu và định hình rõ ràng thì bạn sẽ chọn mà wibu hay chọn tự hào khi là người Việt Nam.
Trước tiên chúng ta phải thừa nhận một điều rằng Nhật là một quốc gia mạnh. Cả về kinh tế lẫn độ phát triển – lan tỏa văn hóa. Người Nhật có niềm tự hào khi trở thành một đất nước châu Á hiếm hoi không chịu sự thông trị của phương tây trong thời đại khoa học kỹ thuật.
Họ rõ ràng có rất nhiều điểm để các dân tộc Á Đông- thậm chí là cả phương Tây học hỏi.
Tuy vậy, để lựa chọn thì tôi lựa chọn làm người Việt Nam chân chính thay vì làm một wibu.
Tại sao lại như vậy? Thứ nhất bởi vì “tổ quốc” là hai từ thiêng liêng. Tổ quốc là máu thịt của mình, nơi mình sinh ra, và là nguồn gốc của mình. Chúng ta sống, biết ơn và tự hào về dòng máu đang chảy trong người mình. Đó là một điều tuyệt vời đáng để trân trọng.
Thứ hai, nếu như người Nhật có niềm tự hào riêng của họ thì người Việt cũng có cho mình những niềm tự hào riêng. Là đất nước kiên cường bất khuất, đã đánh thắng biết bao nhiêu đế quốc xâm lược. Là những người sống với nền văn minh lúa nước cùng tình đoàn kết khó đâu bì được. Một dân tộc gan góc, kiên cường, “không biết sợ là gì”. Một dân tộc hòa bình và hạnh phúc, có ít người phải “tự tử trong văn minh”.
Một dân tộc như thế thì tại sao lại không yêu?
Học hỏi và giữ bản chất
Qua câu chuyện về tình trạng “wibu”, hay còn gọi là “mong muốn Nhật hóa”, “hội chứng cuồng Nhật Bản”, chúng ta có lẽ nên ngẫm lại đôi chút về văn hóa tư tưởng của bản thân mình.
Cuộc sống là một hành trình dài học hỏi. Chúng ta học nhận thức thế giới, học khi va chạm xã hội và học để biết quý biết yêu bạn bè xung quanh.
Lớn lên, chúng ta nhìn ra xa hơn, học hỏi những cái hay rộng hơn ngoài xã hội trong đó có cái hay của những nền văn hóa khác. Và có một điều chúng ta nhất- quyết- không- bao- giờ được đánh mất: đó là bản chất con người mình.
Mất bản chất là khi quên đi gốc gác. Quên đi những điều thiêng liêng đang chảy trong cơ thể. Cũng giống như những người tâm niệm “lương tâm không bằng lương thực”, bị khó khăn gập ghềnh của cuộc sống xô mất thiện lương.
Được va chạm ngoài xã hội, được tiếp xúc với những nền văn hóa đa dạng phong phú- thậm chí chỉ qua sách vở và các văn hóa phẩm- đó thực sự là những điều hết sức quý giá. Tuy vậy chúng ta cần giữ cho mình một cái gốc: gốc văn hóa, một bản chất vững chắc để dẫu có tiếp thu bao nhiêu thứ hay ho trên đời, chúng ta vẫn cứ thuộc về chúng ta và là chính chúng ta, đúng như lời bác Hồ dạy: hòa nhập chứ đừng hòa tan.