Osho là ai? Những điều cần biết về vị đạo sư kỳ lạ thế kỷ 20

Osho là ai? Những điều cần biết về vị đạo sư kỳ lạ thế kỷ 20

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những cuốn sách của Osho tại Việt Nam, tiêu biểu với những đầu sách như: Sáng tạo- bừng cháy sức mạnh từ bên trong; Hạnh phúc tại tâm hay là Đạo- con đường không lối. Người ta biết đến Osho với những quan điểm sâu sắc và độc đáo về đời sống, đạo và tâm thức. Thế nhưng để trả lời câu hỏi Osho là ai thì thực sự không dễ gì để có thể nhìn thấu đáo.

Osho là ai?

Osho được biết đến dĩ nhiên phải kể tới với vai trò của một vị đạo sư, hay còn có thể xem là một bậc thầy tâm linh.

Osho là ai?
Osho là ai?

Ông từng được người Ấn (và sau này là toàn thế giới) nhắc đến với tên gọi “Đạo sư tình dục” do tôn giáo của ông có những quan điểm rất cởi mở trong vấn đề tình dục.

Ông cũng từng có thời gian phát triển hoạt động truyền giáo ở Mỹ sau đó tạo nên sự vấp váp chưa từng thấy trong sự nghiệp: gây ra những chấn động trái chiều tại bản xứ và bị trục xuất khỏi Mỹ vào năm 1985.

Chúng ta có thể gọi Osho là gì? Có lẽ nên gọi ông là một nhà khai tâm. Ông tự nhận mình là người “chống lại tất cả các tôn giáo”, ông dành cuộc đời của mình để truyền giáo, ngay cả những cuốn sách được lưu lại cũng xoáy sâu vào những mục đích- tư tưởng như: thúc đẩy tình yêu, sự thức tỉnh, thiền định, sáng tạo, hài hước và tự do tình dục.

Có thể nói, Osho là một vị đạo sư kỳ lạ của thế kỷ 20. Dù đồng tình hay phản đối với con đường mà Osho theo đuổi thì chúng ta chắc hẳn đều phải thừa nhận rằng, hệ thống những quan điểm và hành trình truyện đạo của Osho thực dự có đóng góp quan trọng vào di sản tư tưởng- tri thức của thế kỷ 20.

Osho- Con người nổi loạn với một cuộc đời gây tranh cãi

Chỉ riêng cái tên mà người Ấn Độ đương đại đặt cho Osho cũng có thể cho chúng ta những cảm nhận về cá tính này: Đạo sư tình dục.

Osho- Con người nổi loạn với một cuộc đời gây tranh cãi
Osho- Con người nổi loạn với một cuộc đời gây tranh cãi

Với việc tự nhận mình là người “chống lại tất cả những tôn giáo”, Osho thực sự là một nhà tư tưởng, một nhà hùng biện và là một tài năng với tràn đầy những phẩm chất đáng để chúng ta nể phục.

Những giá trị được kiến tạo bởi một cá tính nổi loạn thì luôn luôn không tránh khỏi tranh cãi. Đứng ở vị trí của một người hậu thế, chúng ta hoàn toàn không thể lên án Osho khi ông dành cuộc đời của mình vì sự nghiệp khai tâm. Ông là người đưa ra phản biện mạnh mẽ nhất về mọi vấn đề thuộc về tôn giáo và triết học trong đó bao gồm cả những bộ kinh lâu đời nhất mà rất nhiều vị luận sự đã bảo vệ và luận giải.

Nếu như sự phản biện và mâu thuẫn luôn là động lực thúc đẩy tư tưởng của con người phát triển thì nhân cách Osho lại chất đầy những phản biện và khao khát tạo ra những mâu thuẫn (sự phát triển) như thế. Ông là người luôn tạo ra sức hút mãnh liệt trong hệ thống quan điểm, trong những buổi diễn thuyết và hàng trăm cuốn sách sau này của mình.

Ngoài ra, cá tính nổi loạn cũng khiến Osho trở thành chủ đề tranh cãi mà đỉnh điểm là sự kiện Osho bị trục xuất khỏi nước Mỹ. Thời điểm đó, người ta đã từng cho rằng “hiện tượng Osho” sẽ dừng lại. Khi mà những điều ông đem đến- dù xuất phát từ những nguyện vọng tốt đẹp và khao khát cải thiện đời sống con người, nhưng lại gây ảnh hưởng quá lớn, dẫn tới nỗi lo sợ về một thứ quyền lực ngoại lại vô hình đập tan những giá trị từ lâu vốn dĩ định hình rõ nét tại nước Mỹ.

Với sự nổi loạn của mình, Osho đã và chắc chắn sẽ là một “đề tài” tiếp tục gây tranh cãi đặc biệt là trong giới triết học, tôn giáo.

Osho và những giá trị để đời

Dĩ nhiên, sau cùng chúng ta vẫn gọi Osho là một nhà tư tưởng. Ông phát triển những quan điểm của triết học- đạo học xưa. Có phương thức truyền đại chúng một cách gần gũi và thuyết phục bởi khả năng hùng biện, hệ thống hóa tư tưởng cũng như khả năng viết lách xuất chúng.

Osho và những giá trị để đời
Osho và những giá trị để đời

Osho đã dành cả đời của mình để tìm giá trị trong những mâu thuẫn. Hệ thống tư tưởng của ông, những nỗ lực truyền đạo của ông đã làm phát quang những giá trị tư tưởng tuyệt vời về tình yêu, sự thức tỉnh, thiền định, sáng tạo, hài hước và tự do tình dục.

Trên thực tế, nếu chỉ đem lại sự khai phá, thức tỉnh cho một trong số vấn đề bên trên thôi thì một nhà tư tưởng đã xứng đáng được chúng ta trọng vọng và ghi nhận rồi. Và không thể phủ nhận, đằng sau những hoạt động, những quan điểm gây ra nhiều tranh cãi thì bản thân Osho thực sự là một nhà tư tưởng lỗi lạc trong thế kỷ 20.

Như vậy, tựu chung lại, qua thời gian, chúng ta có thể thấy Osho trong những hoạt động và những quan điểm gây tranh cãi. Chúng ta có thể say mê những cuốn sách thể hiện quan điểm- tư tưởng độc đáo từ con người này. Nhưng nhìn chung lại thì những giá trị Osho đem tới là rất cần thiết cho nhân loại. Câu chuyện về Osho là một câu chuyện độc đáo, rất nên có và nên có nhiều trong thời đại ngày nay.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *