Nếu bạn là một tín đồ mua sắm, đặc biệt là các mặt hàng xuất nhập khẩu hẳn không thể không biết đến mặt hàng OEM. Hiện nay, kinh doanh ngành hàng OEM được các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng bởi rất nhiều ưu thế mang lại. OEM là gì? Những khác biệt của ngành hàng OEM trên thị trường sản xuất là thông tin rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu.
OEM là gì?
OEM viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Original Equipment Manufacturer” (tạm dịch là: Nhà sản xuất thiết bị gốc). Các mặt hàng OEM được lưu thông và sử dụng rộng rãi toàn quốc. Công ty OEM nhận đơn hàng yêu cầu sản xuất một số lượng lớn hàng hóa dịch vụ theo thiết kế, thông số chỉ định, gọi cách khác là ‘’công ty xưởng’’ hay ‘’công ty sản xuất hộ’’ của công ty chịu trách nhiệm phân phối. Thương hiệu của hàng hóa, dịch vụ mang tên công ty đặt làm sản phẩm và đưa ra thị trường.


Một trong những đất nước có ngành hàng OEM phát triển nhất không thể không nhắc đến Trung Quốc. Thành phẩm từ ngành hàng này mang những đặc trưng cơ bản, được sản xuất trên nền tảng ứng dụng thiết bị, công nghệ hiện đại.
Đặc điểm của sản phẩm OEM
Giá cả của mặt hàng OEM có xu hướng rẻ hơn so với các sản phẩm thông thường. Tuy nhiên, với các loại phụ tùng của các sản phẩm có giá trị cao, giá thành hàng OEM tỉ lệ thuận với chất lượng. Các mặt hàng OEM được sản xuất theo các mẫu mã và chủng loại khác nhau, vì vậy giá thành cũng khác nhau. Hàng OEM được ưa chuộng bởi đông đảo người tiêu dùng bởi sự đảm bảo về chất lượng. Ở nước ta, các bộ phận máy móc sẽ được nhập riêng từ nhà máy chính hãng sau đó mới tiến hành công đoạn lắp ráp. Các sản phẩm được hoàn thiện tại nhà máy chính hãng luôn được săn đón hơn bởi nét tinh xảo, độ bền và tay nghề lắp ráp.
Quy trình sản xuất một sản phẩm trong ngành hàng OEM
Hai thành phần thiết yếu của chu trình là công ty sản xuất và công ty cung ứng. Sự hợp tác tốt đẹp giữa hai bên làm cho quá trình tạo ra và phân phối sản phẩm được thuận lợi.


-Công ty cung ứng (bên nhập hàng) tiến hành ký kết hợp đồng hoặc đơn đặt hàng theo các chỉ tiêu về số lượng, yêu cầu mẫu mã, thông số kĩ thuật, thời gian nhập hàng. Đơn đặt hàng càng rõ ràng, chi tiết bao nhiêu, công ty sản xuất càng có cơ sở theo dõi, kiểm soát và theo sát tiêu chuẩn đề ra bấy nhiêu.
-Một yêu cầu vô cùng khắt khe đó là nhà đặt hàng chỉ được phép bán ra thị trường sản phẩm đã được hoàn thiện bởi bên sản xuất, hoặc tự lắp ráp để hoàn thiện, chứ không được tự ý bán các linh kiện, bộ phận rời rạc. Vi phạm điều nay, chu trình kinh doanh ngành hàng OEM sẽ bị đảo lộn khi công ty cung ứng vô tình trở thành công ty sản xuất.
Tại sao ngành hàng OEM ngày càng trở nên phổ biến?
Để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển, khâu sản xuất luôn là khâu vô cùng quan trọng và tiêu tốn rất nhiều nguồn lực như nhân công, trang thiết bị, nhà xưởng,…Tham gia ngành hàng OEM là một trong những quyết định sáng suốt của doanh nghiệp khi toàn bộ khâu sản xuất được lược bỏ. Điều này giúp cắt giảm chi phí sản xuất một cách tối đa, công ty đặt hàng chỉ phải chú trọng đến khâu xây dựng thương hiệu và phân phối sản phẩm.
Những lợi thế tuyệt vời và một số lưu ý khi tham gia ngành hàng OEM
OEM có thể được xem như mô hình kinh doanh vô cùng tuyệt vời dành cho các nhà khởi nghiệp. Bạn là người có nhiều ý tưởng kinh doanh mới lạ, độc đáo nhưng vì mới start- up nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý sản xuất cũng như nhân công, ngành hàng OEM là một gợi ý rất thích hợp để bạn thử sức. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, bạn cần trang bị cho mình kiến thức kinh doanh vững chắc để tự tin cho lần khởi động đầu tiên của mình.


Xây dựng ý tưởng, chiến lược kinh doanh hiệu quả
Muốn bán được sản phẩm nào đó ra thị trường với số lượng lớn, đầu tiên bạn cần xác định sản phẩm mình muốn kinh doanh là gì, liệu nó có phù hợp với thị hiếu của đông đảo người dùng hay không? Sau khi thu về thành phẩm, bạn sẽ triển khai những kế hoạch như thế nào để sản phẩm của mình tiếp cận rộng rãi hơn đến tệp khách sẵn có và tiềm năng? Chi phí bạn có thể sẵn sàng chi trả cho đơn vị sản xuất là bao nhiêu? Bạn chấp nhận mô hình và phương pháp sản xuất nào?
Định vị, xây dựng thương hiệu
Không người tiêu dùng nào có đủ lòng tin để thử, chưa nói đến việc trung thành với một sản phẩm nào đó nếu không có sự an tâm nhất định. Sự an tâm của người dùng phần lớn đến từ thương hiệu bạn xây dựng cho sản phẩm. Thương hiệu càng vững chắc, tốc độ phủ thị trường của sản phẩm đó càng rộng. Cạnh tranh thương hiệu cũng là vấn đề cần được chú trọng bởi nếu không, sản phẩm của bạn sẽ chìm nghỉm giữa thị trường rộng lớn và nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Sáng suốt trong việc lựa chọn, hợp tác với nhà sản xuất
Công ty sản xuất qua quá trình tiếp nhận vô số các đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp khác nhau tích lũy cho mình kinh nghiệm nhất định trong việc hợp tác. Để ý tưởng từ các đơn đặt hàng của các nhà phân phối không bị đánh cắp, họ nên chọn cho mình đối tác uy tín, hướng tới quyền lợi lâu dài.
Bám sát công tác quản lý chất lượng
Doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nhưng không vì thế phó mặc tất cả quy trình cho nhà sản xuất. Bởi chất lượng thành phẩm bạn nhận được phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có giám sát quá trình tạo ra nó đủ chặt chẽ hay không. Bạn nên điều phối bộ phận quản lý chất lượng đến tham quan xưởng sản xuất thường xuyên và định kỳ.
Mở rộng hệ thống các kênh phân phối
Đây có thể coi như yếu tố sống còn của một dự án, bởi chúng ta không thể bỏ tiền ra nhập một số lượng hàng hóa lớn và ‘’bán cho người thân’’. Hệ thống sản xuất càng lưu thông mạnh mẽ bao nhiêu, lượng hàng hóa, dịch vụ càng được tiêu thụ nhanh chóng bấy nhiêu.
Hiểu về OEM, chúng ta có thể thấy đây là khái niệm vốn dĩ rất quen thuộc, thậm chí thực tế chúng ta được tiếp xúc và sử dụng số lượng không hề nhỏ sản phẩm của ngành hàng này. Bất kể là nhà khởi nghiệp hay người tiêu dùng, kiến thức về OEM nên được bạn nắm rõ để hiểu hơn về các vận hành của doanh nghiệp cũng như thực trạng phân phối các loại hàng hóa trên thị trường.