GDP là gì? Những điều tú vị bạn chưa biết về GDP

GDP là gì? Vài điều thú vị bạn chưa biết về GDP

GDP- chỉ số có ý nghĩa quan trọng trong kinh tế và được đánh giá là một trong những chỉ số được quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất mỗi năm. Đối với dân chuyên ngành, khái niệm này không còn xa lạ gì nhưng với nhiều người có hạn chế kiến thức về kinh tế, GDP còn khá mơ hồ và dễ gây nhầm lẫn. Vậy GDP là gì và các thông tin xoay quanh nó hữu ích như thế nào?

GDP được hiểu là?

GDP viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Gross Domestic Product, dịch sang Tiếng Việt là tổng sản phẩm quốc nội. Nói một cách chi tiết để dễ hiểu hơn, trung bình 1 quý hoặc 1 năm, các nhà kinh tế thường tiến hành đánh giá tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của 1 quốc gia thông qua tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, và GDP chính là chỉ số để đo lường kết quả này.

GDP là gì? Những khía cạnh cần hiểu sâu trong khái niệm GDP
GDP là gì? Những khía cạnh cần hiểu sâu trong khái niệm GDP

GDP bao hàm cả giá trị hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp nước ngoài sản xuất, chỉ cần doanh nghiệp đó nằm trong phạm vi quốc gia. Thực chất để phân nhỏ chỉ số bao quát này, người ta sử dụng chỉ số với hàm nghĩa hẹp hơn là RGDP (regional gross domestic product) chỉ tổng sản phẩm nội địa của một địa phương hay một vùng lãnh thổ nhất định nào đó.Trong nền kinh tế, yếu tố con người được coi là then chốt quyết định tới sự suy thoái hay tăng trưởng toàn bộ. Vì vậy, GDP per capita hay còn gọi là GDP đầu người được coi như một chỉ số vô cùng quan trọng đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của một cá thể, nói cách khác là hiệu quả kinh tế cá nhân một người đóng góp cho nền kinh tế chung của xã hội.

Một điều rất dễ hiểu là năng suất lao động của một người tỉ lệ thuận với thu nhập của họ, nên thường cá nhân có chỉ số GDP đầu người cao, thu nhập của họ cũng theo đó mà cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên, đánh giá này chỉ mang tính tương đối vì thực tế, nếu so sánh năng suất lao động của các ngành hàng khác nhau, đây là sự ví von khá khập khiễng.

Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến GDP

Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP?
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến GDP

Dân số

Như đã nói ở trên, con người là nhân tố không thể tách rời trong việc quyết định tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế. Khả năng sản xuất ra các loại hàng hóa, dịch vụ trong thời gian nhất định của một người, trước mắt cho ra chỉ số GDP bình quân đầu người, sau là ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến GDP, nhưng bỏ qua khía cạnh dân số là một thiếu sót không hề nhỏ. Tuy vậy, nếu nhầm tưởng rằng quốc gia có dân số đông, chỉ số GDP cao là một sai lầm. Thực chất, số dân đông hay không vốn không có khả năng quyết định đến GDP, vì có rất nhiều quốc gia dù dân số không ngừng tăng, chỉ số này vẫn không thể cao được.

Một số vùng dân cư không được tiếp xúc với kiến thức lao động, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, dẫn đến khả năng tạo ra của cải, vật chất của họ rất thấp. Dân số nhiều đôi khi còn là gánh nặng, cái một quốc gia cần đó là tỉ lệ phân bố dân cư phù hợp, theo sau đó là hiệu quả lao động của họ cần được phân bổ đồng đều.

Đầu tư nước ngoài

Dân chuyên ngành kinh tế chắc hẳn đã quá quen thuộc với cụm từ viết tắt FDI. GDP chỉ quy định phạm vi lãnh thổ nên không phân biệt quốc tịch, điều này cho phép các nhà đầu tư có quyền mở các doanh nghiệp tại một đất nước khác. Đây là chiến lược mang 2 mặt ý nghĩa cho tích cực hoặc tiêu cực cho cá nhân tổ chức và một quốc gia, tùy theo nhiều khía cạnh đánh giá khác nhau.

Các nhà đầu tư chọn lựa một quốc gia làm nơi hoạt động kinh doanh dựa trên nhiều yếu tố về địa lý, khí hậu, thị hiếu, thói quen sinh hoạt dân cư,…khiến các doanh nghiệp nước ngoài mọc lên trong lãnh thổ ngày một nhiều. Hoạt động này trực tiếp giúp phát triển hệ thống các cơ sở hạ tầng, du nhập thêm máy móc, trang thiết bị hiện đại, tạo ra việc làm và tiền bạc cho chính công dân quốc gia đó.

Lạm phát

Đây là tình trạng khi mức giá của các hàng hóa, dịch vụ tăng nhanh và liên tục, như chúng ta thường truyền tai nhau rằng đồng tiền ngày càng mất giá. Khủng hoảng kinh tế là hậu quả nghiêm trọng của hệ lụy lạm phát tăng cao mức cho phép.

Dù nền kinh tế nào muốn tăng trưởng cũng đều phải trải qua giai đoạn này, nhưng không thể phủ nhận, việc chi trả đắt đỏ cho một loại sản phẩm làm con người ngộ nhận rằng kinh tế đang được nâng cao, những thực chất hậu quả tình trạng kéo dài mang lại vốn không hề nhỏ.

GDP thực tế và GDP danh nghĩa khác nhau như thế nào?

Tổng giá trị hàng hóa được tính theo cách đơn giản nhất là tích của tổng số lượng hàng hóa, dịch vụ và giá trị của tổng hàng hóa, dịch vụ đó. 2 yếu tố này làm nên sự khác nhau của 2 khái niệm GPD danh nghĩa và thực tế. Nếu GDP danh nghĩa được tính trên cơ sở giá hiện hành thì với GDP thực tế, giá cả hàng hóa được lấy dựa trên giá cả năm gốc.

2 chỉ số này giúp các nhà kinh tế đi đến quyết định có điều chỉnh lạm phát hay không. Thường thì cả 2 chỉ số đều cần thiết nên việc này phụ thuộc vào ưu, nhược điểm lạm phát tác động nên nền kinh tế tại thời điểm tính.

Các cách tính GDP thường được áp dụng

Phương pháp chi tiêu: Là phương pháp tính tổng của chi tiêu hộ gia đình, chi tiêu chính phủ, tổng đầu tư và cán cân thương mại.

Phương pháp thu nhập: chúng ta đem cộng tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận và tiền thuế sinh ra trong nền kinh tế nội địa, GDP cũng bao gồm thuế gián thu và khấu hao tài sản cố định.

Phương pháp sản xuất: hay còn gọi là phương pháp gia tăng, ta tính tổng của giá trị tăng thêm trong nền kinh tế bằng cách lấy giá trị sản xuất trừ chi phí trung gian, sau đó cộng với thuế nhập khẩu.

Các phương pháp này gây tranh cãi khá nhiều vì ở một số thời điểm và do cách tính của mỗi người, cho ra sự chênh lệch về kết quả.

GDP có thực sự phản ánh đúng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế?

GDP có thực sự phản ánh đúng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế?
GDP có thực sự phản ánh đúng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế?

Bất kì thước đo nào đều mang tính tương đối và GDP cũng không ngoại lệ, có thể kể đến một số hạn chế nhất định khi sử dụng chỉ số này trong công tác đo lường như:

🖌️Chính vì tính không chính xác tuyệt đối nên chúng ta không có cơ sở vững chắc để so sánh quốc gia nào đang có nền kinh tế mạnh hơn quốc gia nào.

🖌️GDP chỉ bao gồm giá trị của hàng hóa dịch vụ cuối cùng, nên hầu như giá trị hàng hóa trung gian bị bỏ qua không hề nhỏ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho ý nghĩa của chỉ số này không thực sự toàn diện.

🖌️Xã hội phát triển, tư duy con người lên một tầm cao mới, bên cạnh góc độ tích cực của trí tuệ mang lại, người ta sử dụng trí thông minh của mình cho những mánh khóe lừa lọc, trốn tránh đăng ký giấy phép kinh doanh, bán theo hình thức chợ đen, kê khai không đúng doanh thu, trốn thuế,…dẫn đến sự sai lệch nghiêm trọng khi tính GDP.

🖌️Chưa kể các công tác thiện nguyện, sự mọc ra và phát triển của các tổ chức tình thương, các loại hình vật chất được sản xuất và tiêu thụ ngay chính gia đình cũng không được tính vào GDP.

🖌️Một đất nước có chỉ số GDP cao thường khai phá rất nhiều tài nguyên gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nguồn lao động. Chất lượng môi trường và thời gian nghỉ ngơi của nhân công cũng không được đề cập khi tiến hành tính GDP.

🖌️Sự nhầm lẫn tai hại giữa 2 khái niệm viết na ná, tương tự nhưng thực chất khác nhau một trời một vực là GDP và GNP. Tuy đều thuộc kinh tế vĩ mô, nhưng GNP bao hàm nghĩa rộng hơn rất nhiều.

Hạn chế của chỉ số này không ít nhưng công cuộc tìm kiếm một chỉ số và phương pháp tính thay thế GDP vẫn luôn là vấn đề nan giải và nhức nhối. Đây là 1 trong những chỉ số quan trọng, cần thiết và luôn được Nhà nước quan tâm.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *