Chúng ta bắt gặp hình bình hành khá nhiều trong cuộc sống, nhưng không phải ai cũng nắm rõ được công thức để tính đúng diện tích hình bình hành.
“Nhận diện” hình bình hành
Trước tiên, để tính diện tích hình bình hành, chúng ta rõ ràng cần nhận biết được rằng: hình bình hành là gì. Hình như thế nào thì được gọi là hình bình hành. Hình bình hành trên thực tế là một dạng đặc biệt của hình thang. Hình bình hành là một hình tứ giác có hai cặp cạnh đáy/cạnh bên song song và bằng nhau.
Đó là định nghĩa ở không gian phẳng. Trong không gian ba chiều, hình bình hành tương ứng với hình khối lục diện.
Diện tích hình bình hành
Như chúng ta đã biết, diện tích của một hình khối trong không gian mặt phẳng được đo bằng độ bao phủ của bề mặt hình. Hình bình hành cũng vậy, độ lớn của hình được đo bởi độ bao phủ không gian của các cạnh tạo nên nó.


Do có 2 cặp cạnh song song bằng nhau nên công thức tính diện tích hình bình hành rất đơn giản, chỉ đơn thuần là lấy cạnh đáy nhân với chiều cao.
Ví dụ, nếu có một hình bình hành có các cạnh là TVXQ. Chiều cao là h (nối dài từ điểm T vuông góc với cạnh XQ) thì lập tức ta có công thức S(TVXQ) = h * (XQ)/2.
Ứng dụng của việc tính diện tích hình bình hành trong cuộc sống
Giống như mọi hình khối khác thì việc tính diện tích hình bình hành luôn có tính ứng dụng trong cuộc sống. Đặc biệt là trong công tác địa chính cũng như lĩnh vực kiến trúc.
Từ hình bình hành, loài người đã chế tạo ra rất nhiều thứ thú vị, ví dụ như chiếc cửa sắt kéo. Chúng ta biết rằng hình bình hành là hình khối có chứa hai cặp cạnh đáy song song và bằng nhau. Mà cửa sắt kéo lại có những điểm chốt để có thể kéo ra kéo vào chiếc cửa mà không làm biến dạng khối hình.
Chính vì vậy: hình bình hành trong trường hợp này đã đáp ứng tài tình thao tác đẩy – kéo của chiếc cửa và trở thành mắt xích “không thể thay thế”.
Nếu chúng ta để ý, khi loại bỏ những đường cong đi thì chiếc gầu tát nước cũng được tạo ra từ hình bình hành. Không phải là hình vuông mà phải là hình bình hành mới tạo ra được sự nhịp nhàng của những đôi bàn tay khéo léo đưa nước vào ruộng lúa.
Đúng là mỗi tạo vật trên đời, chúng xuất hiện đều mang cho mình những ý nghĩa riêng. Các hình khối cũng vậy và hình bình hành cũng thế.
Hình học luôn là niềm đam mê bất tận của những nhà toán học cổ đại. Cho đến nay, mỗi hình khối được nghiên cứu đều giữ được nhiều giá trị của nó trong các ngành nghề chuyên biệt và thường thức cuộc sống.