cach-sua-den-led-bi-chay-nhanh-nhat-1-jpg

Cách sửa đèn led bị cháy cực hiệu quả và tiết kiệm 

Đèn LED là 1 trong những sản phẩm đèn chiếu sáng hiện đại có độ bền và tuổi thọ cao nhất so với các loại đèn truyền thống khác. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cũng không thể không tránh khỏi những hỏng hóc thậm chí là cháy. Nếu gia đình bạn cũng đang gặp phải tình trạng đèn LED bị chập cháy mà không biết rõ nguyên nhân từ đâu thì tham khảo bài viết này. Bên cạnh đó, Heesun cũng chia sẻ với bạn cách sửa đèn LED bị cháy cực hiệu quả và tiết kiệm mời quý bạn đọc tham khảo

Cách sửa đèn led bị cháy

Cách sửa đèn led bị cháy

Những nguyên nhân khiến đèn led bị cháy

1.Do nhiệt độ quá cao:

Đèn LED rất nhạy cảm với nhiệt độ, chính vì thế nhà sản xuất luôn nhắc nhở người mua phải lắp đặt ở những nơi tránh ánh sáng bên ngoài trực tiếp nhưng cũng phải thông thoáng để bóng đèn được tỏa nhiệt. Nếu bộ phận tỏa nhiệt của đèn không làm việc tốt thì sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của đèn. Vấn đền cháy rất hay gặp phải ở đèn LED âm trần, đèn ốp trần.

2. Do dây điện kém chất lượng

Dây điện kém chất lượng hoặc các đầu nối lỏng lẻo có thể khiến điện áp tăng cao đột ngột, khi các mối liên kết lỏng chúng có thể làm cháy bóng đèn trong vài ngày.

3. Bóng đèn bị vít quá chặt

Nhiều trường hợp bóng led bị vít quá chặt dẫn đến kết nối điện không đúng vị trí, giảm tuổi thọ của đèn.

4. Điện áp tăng cao đột ngột

Điện áp của mạng lưới điện nước ta hiện nay là 220V, trong khi điện áp tiêu thụ của đèn led thấp hơn rất nhiều, chính vì vậy đèn led luôn đi kèm bộ led driver có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn điện từ dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều để có mức điện áp phù hợp cho chip led hoạt động.

Nếu tất cả bóng đèn trong nhà bạn đều bị cháy hỏng nhanh thì nguyên nhân có thể là do điện áp tăng cao đột ngột. Trường hợp khi điện áp tăng cao đột ngột, bộ led driver không điều chỉnh kịp sẽ dẫn đến cháy bóng đèn, thậm chí là các thiết bị điện tử khác trong nhà cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Trên đây là 4 lý do thường xảy ra khiến các sản phẩm đèn LED bị cháy. Vậy liệu có cách nào sửa chữa lại đèn để tái sử dụng hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có.

Cách sửa đèn led bị cháy cực hiệu quả và tiết kiệm

Với những trường hợp đèn LED âm trần hay ốp trần bị cháy thì bạn đừng nên vứt bỏ vội. Bạn hoàn toàn có thể sửa chữa và tái sử dụng lại. Dưới đây là các cách sửa đèn Led khá hữu ích mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn.

  • Cách sửa đèn led ốp trần bị cháy:

Việc sửa chữa đèn ốp trần led này cũng vô cùng đơn giản. Tùy vào tình trạng của đèn sẽ có hai phương án sửa đèn ốp led chính:

Phương án sửa đèn ốp trần thứ nhất: sửa phần mâm đèn ốp trần. Những dấu hiệu cho thấy phần mâm đèn trần led hỏng như đèn bị nhấp nháy, chỉ sáng mập mờ hoặc tắt hẳn. Nguyên nhân dẫn đến đèn ốp trần hỏng là do chip led gắn xung quanh thân đèn ốp trần led đã bị cháy một phần nào đó và ta phải tiến hành thay thế dãy chip led này. Tiến hành tháo mở phần mâm ốp gồm các ốc sau nắp của đèn

Cách sửa đèn LED bị cháy

Tháo mở phần mâm ốp

Lúc này sẽ lộ ra phần dây led của đèn, sử dụng mỏ hàn thiếc tách giắc đực ra khỏi dây led và tách một đầu của dây led trước, đầu kia vẫn để lại như hình:

cách sửa đèn led âm trần

Cách sửa đèn led âm trần

Bước tiếp theo ta gắn luôn dây led mới vào vị trí của dây led cũ vừa tháo, gắn đúng cực dương “+” và âm “-” như dây cũ, làm như vậy chúng ta sẽ không phải nhớ hoặc đánh dấu đầu dây khi dây led cũ đã bị tháo khỏi.

  • Sửa chữa đèn ốp bị hỏng

Lúc này tháo nốt phần dây led cũ còn lại và gắn số dây led mới vào. sử dụng mỏ hàn thiếc hàn lại giắc đực như ban đầu.

Tiến hành thử trước khi bắt ốc lại. kết thúc quá trình thay dây led đèn ốp led.

Phương án sửa đèn ốp trần thứ hai: thay thế phần driver led của đèn ốp led đã bị cháy . Để chắc chắn driver led ốp trần đã cháy ta cần 1 driver led ốp trần còn hoạt động và thử nó với mâm đèn ốp trần.nếu mâm đèn ốp trần vẫn sáng chứng tỏ driver led đã cháy. Driver led của đèn led ốp trần cháy có thể do sốc điện, do môi trường làm việc ẩm ướt…

Công việc lúc này ta chỉ việc thay thế 1 cái driver led mới là xong.

Cả hai phương án sửa đèn led ốp trần đều hướng tới việc thay thế hoàn toàn bộ phận hư hỏng mà không sửa chữa chi tiết từng bộ phận vì lý do khi đèn ốp trần hư hỏng cũng là khi đã sử dụng môt thời gian khá dài. Các linh kiện đều có dấu hiệu kém và không còn sử dụng lâu dài. Nên việc thay thế mới sẽ giúp việc chiếu sáng được lâu hơn.

  • Cách sửa đèn led âm trần bị cháy:

Nếu đèn hỏng do diver(tăng phô) khiến đèn led âm trần cháy, bạn nên sử dụng 1 chiếc diver của đèn đang sáng khác thử vào đèn đang bị hư, nếu đèn sáng bình thường thì chứng tỏ diver hư. Cách khách phụ bằng cách tìm mua diver mới và chú ý điện áp vào IN PUT của diver và điện áp ra OUT PUT của diver mới phải có dải áp tương tự đèn cũ.

Kiểm tra tất cả điện áp, nguồn điện dẫn đến chỗ đèn led âm trần bị cháy, đồng thời ngắt nguồn điện để giảm thiểu sự cố xảy ra.

Nếu thấy có sự cố xảy ra với bóng đèn led ta nên gọi thợ đến để thay mới hoặc sử dụng các kiến thức đơn giản để khắc phục tạm thời.

Trên đây là tất cả những vấn đề về nguyên nhân khiến đèn led bị cháy và cách sửa đèn led bị cháy tại nhà. Bạn có thể tham khảo hoặc tốt nhất là nên gọi thợ để khắc phục nhanh chóng và an toàn.

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *