Xin chào tất cả các em!
Hẳn mọi người khi tiếp xúc với môn hóa học đều sẽ biết đến bảng tuần hoàn hóa học, hay bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học phải không nào?
Đây là một kiến nền tảng, đặc biệt quan trọng, và bắt buộc phải nhớ nếu bạn muốn học tốt môn hóa. Tuy nhiên, lúc mới đầu sẽ có đôi chút khó khăn khi học và sử dụng bảng. Vì thế trong bài viết này, huspage.com sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cầu tạo của bảng này, cùng cách ghỉ nhớ và vận dụng bảng tuần hoàn một cách hiệu quả nhé.
Khái niệm về bảng tuần hoàn hóa học
Dành cho những bạn mới làm quen với môn hóa học, Bảng tuần hoàn (có tên đầy đủ là Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hay còn được biết với tên Bảng tuần hoàn Mendeleev), là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành dạng bảng.
Bảng tuần hòa hóa học được xây dựng dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng.
Các nguyên tố hóa học sẽ được biểu diễn theo trật tự số hiệu nguyên tử tăng dần, thường liệt kê cùng với ký hiệu hóa học trong mỗi ô. (Theo Wikipedia)
Cấu tạo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ
Bảng tuần hoàn có 2 dạng, bao gồm:
(1) Dạng bảng có 8 cột phổ biến, được gọi là dạng thông thường hoặc dạng tiêu chuẩn, hoặc có khi sẽ được gọi là bảng dài để so sánh với bảng ngắn hay bảng kiểu Mendeleev (bảng tuần hoàn lớp 8).
(2) Dạng thứ hai là bảng tuần hoàn hóa học kiểu Mendeleev, chứa ít nguyên tố hóa học hơn bảng dài (lược bớt đi các nguyên tố thuộc họ Lantan và họ Actini.
Nhưng nhìn chung, cả 2 dạng này đều được cấu tạo từ các ô nguyên tố, được sắp xếp theo thứ tự tăng dần từ trái qua phải.
Được chia thành các cột và các hàng (chu kì) khác nhau. Cũng như, tuân theo một số nguyên tắc nhất định mà chúng tôi chia sẻ ở dưới đây.
Hãy cùng tìm hiểu ở phần tiếp đây nha.
1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học
Như đã chia sẻ ở trên các nguyên tố hóa học được sắp xếp dựa trên một số nguyên tắc nhất định. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử (Proton) từ trái qua phải.
- Thứ hai, các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử sẽ được xếp thành một hàng ở chu kì
- Thứ ba, các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. (nhóm)
2. Ô nguyên tố
Khi nhìn vào bảng tuần hoàn, bạn sẽ thấy mỗi nguyên tố sẽ chiếm một ô trong bảng tuần hoàn. Và số thứ tự của ô sẽ đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Tức là,
Số thứ tự của ô nguyên tố = Số e = Số p = Số đơn vị điện tích hạt nhân.
3. Các dòng hay Chu kì
Khi các em nhìn vào các dòng trong bảng, thì mỗi dòng được gọi là một chu kỳ.
Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng, cùng số lớp electron được sắp xếp theo chiền điện tích hạt nhân tăng dần.
Số thứ tự của của chu kì trùng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó. Cụ thể chia làm 2 loại:
- Chu kì lớn: là các chu kì 1, 2, 3
- Chu kì nhỏ: là các chu kì 4, 5, 6, 7
Ví dụ: 11Na: 1s2/2s22p6/3s1.
→ Na thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.
4. Các nhóm nguyên tố
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các nhóm nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học.
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên toos mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau. Bởi vậy, tính chất hóa học của chúng cũng gần giống nhau và được xếp thành một cột.
Các nguyên tố hóa họ sẽ được chia làm 2 nhóm là nhóm A và nhóm B. Cụ thể,
Nhóm A sẽ bao gồm các nguyên tố s và p.
Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng.
Trong đó:
- Khối các nguyên tố s: gồm các nguyên tố nhóm IA và IIA (Ví dụ: 12Mg: 1s22s22p63s2 thuộc nhóm IIA.)
- Khối các nguyên tố p: gồm các nguyên tố thuộc nhóm từ IIIA đến VIIIA (trừ He). (Ví dụ: 13Al: 1s22s22p63s23p1 thuộc nhóm IIIA.)
Nhóm B sẽ bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử tận cùng dạng (n – 1)dxnsy
Trong đó:
- Nếu (x+y) = từ 3 đến 7 thì nguyên tố đó thuộc nhóm (x+y)B.
- Nếu (x+y) = từ 8 đến 10 thì nguyên tố đô thuộc nhóm VIIIB.
- Nếu (x+y) > 10 thì nguyên tố đó thuộc nhóm (x+y-10)B.
- Khối các nguyên tố d: gồm các nguyên tố thuộc nhóm B
- Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố thuộc họ Lantan và Actini
Ý nghĩa của bảng tuần hoàn hóa học đầy đủ
1. Tương quan giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó
Chúng ta có thể nhận thấy cấu hình e trong nguyên tử và vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có mội quan hệ qua lại với nhau.
- Số thứ tự của ô nguyên tố = Tổng số e của nguyên tử
- Số thứ tự của chu kì = Số lớp e
- Số thứ tự của nhóm sẽ phụ thuộc vào cấu hình e
- Nếu cấu hình e lớp ngoài cùng có dạng nsansb thì nguyên tố thuộc nhóm (a+b) A
- Nếu cấu hình e kết thúc ở dạng (n-1)dxnsy thì nguyên tố thuộc nhóm B:
2. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố
- Các nguyên tố nằm trong nhóm IA → IIIA (trừ B và H) sẽ có tính kim loại. Còn các nguyên tố thuộc nhóm VA → VIIA có tính phi kim (trừ Antimon, bitmut, poloni).
- Hóa trị (hay số oxi hóa) sẽ là hóa trị cao nhất với Oxy và Hidro.
- Công thứ của Oxit cao nhất và Hidroxit tương ứng.
- Công thức của hợp chất khí với H (nếu có).
- Oxit và hidroxit sẽ có tính axit hay bazo.
Ví dụ: Khi nhìn vào Lưu huỳnh (S) trong bảng tuần hoàn hóa học, ta sẽ thấy nó ở ô thứ 16 suy ra:
- S ở nhóm VI, CK3, PK
- Hoá trị cao nhất với oxi 6, với hiđro là 2.
- Công thức oxit cao nhất SO3, hợp chất khí với hiđro là H2S.
- SO3 là oxit axit và H2SO4 là axit mạnh.
3. So sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận
a. Các nguyên tố trong cùng chu kì (theo chiều tăng của điện tích hạt nhân)
- Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần.
- Tính bazơ, của oxit và hidroxit yếu dần, tính axit mạnh dần.
b. Các nguyên tố trong nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
- Tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần.
Cách học thuộc làu bảng tuần hoàn hóa học
Không riêng gì môn Ngữ Văn có thơ đâu các em ơi. Chúng ta cũng có thể học Hóa bằng thơ nữa đó.
Các bạn có thể dễ dàng học và ghi nhớ 30 nguyên tố đầu tiên dễ dàng bằng cách “chế” thơ từ kí hiệu của chúng. Dưới đây là 2 cách học đơn giản cho bạn nào dễ bị quên khi học theo cách thông thường nha.
➤ Cách 1:
- Nhóm IA: Hai Li Nào Không Rót Cà Fê (H, Li, Na, K, Rb, Cs, Fr)
- Nhóm IIA: Banh Miệng Cá Sấu Bẻ Răng (Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra)
- Nhóm IIIA: Bố Ai Gáy, Inh Tai (B, Al, Ga, In, Tl)
- Nhóm IV: Chú Sỉ Gọi em Sang nhắm Phở bò (C, Si, Ge, Sn, Pb)
- Nhóm V: Nhà Phương Ăn Sống Bí (N, P, As, Sb, Bi)
- Nhóm VI: Ông Say Sỉn Té Pò (O, S, Se, Te, Po)
- Nhóm VII: Phải Chi Bé Yêu Anh (F, Cl, Br, I, At)
- Nhóm VIII: Hằng Nga Ăn Khúc Xương Rồng (He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn)
➤ Cách 2:
- Nhóm IA: Lính nào không rượu cà phê (Li, Na, K, Rb, Cs, Fr)
- Nhóm IIA: Bé Mang Cá Sang Bà Rán (Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra)
- Nhóm IV: Cô Sinh Ghé Sang Phố (C, Si, Ge, Sn, Pb)
- Nhóm VI: Ông Say Sưa Táp Phở (O, S, Se, Te, Po)
- Nhóm VII: Phải Có Bánh Ít Ăn (F, Cl, Br, I, At)
- Nhóm VIII: Hè Này Anh Không Xuống Ruộng (He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn)
(Nguồn: Công Trữ)
Ngoài ra, nếu bạn nào có khiếu văn thơ, có thể tự sáng tác những đoạn thơ ngắn dễ nhớ. Và chia sẻ bên dưới comment để mọi người tham khảo và học tập nhé.
➤ Có thể bạn quan tâm: Bảng tính tan hóa học của Muối, Axit, Bazo chuẩn (Full)
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tất tần tật về bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học đầy đủ nhất. Đi từ khái niệm, cấu tạo cho đến ý nghĩa của bảng tuần hoàn hóa học. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu và nằm rõ bảng này, việc còn lại, chúng ta cần vận dụng thường xuyên để khắc sâu kiến thức. Chỉ có như vậy các em mới có thể đạt điểm cao trong môn này.
Chúc các em học tốt và đạt điểm cao trong các kỳ thi sắp tới!